3 thủ đoạn lừa đảo thanh toán chủ cửa hàng nên biết

28 tháng 8, 2024

Hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng ngày càng phổ biến, đặc biệt trong kinh doanh trực tuyến, nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro lừa đảo. Nhiều đối tượng tội phạm công nghệ cao đã lợi dụng sơ hở, sự nhẹ dạ cả tin và bận rộn của các chủ cửa hàng để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chuyển khoản. 

Thu Thuỷ, chủ một cửa hàng online tại Nghệ An, là nạn nhân của những thủ đoạn tinh vi này. Cuối tháng 3/2023, một người nhắn tin mua hàng qua trang Facebook của Thuỷ và chọn hình thức thanh toán chuyển khoản trước. Sau khi chốt đơn hơn 6 triệu đồng, người này gửi ảnh chụp màn hình thành công và yêu cầu Thuỷ giao hàng sớm. 

Chưa thấy tiền về sau nhiều ngày hàng rời kho, Thuỷ nghĩ do chuyển khoản khác ngân hàng và vào cuối tuần nên giao dịch chậm. Tuy nhiên, khi liên hệ ngân hàng để kiểm tra, cô mới biết mình bị lừa vì thông tin trong ảnh chụp màn hình đều là giả. 

Dương Tâm, chủ một cửa hàng quần áo tại Hà Nội, cũng gặp tình trạng tương tự ngay tại cửa hàng. Lợi dụng lúc đông khách, một người đưa màn hình đã chuyển khoản thành công cho nhân viên chụp lại rồi mang hàng về. Đến khi đối soát thấy thiếu một khoản tiền, Tâm mới kiểm tra camera và phát hiện khách đã thao tác trên một app làm giả màn hình chuyển tiền trước khi đưa cho nhân viên. 

Thuỷ và Tâm chỉ là một trong số rất ít trường hợp người kinh doanh bị lừa đảo khi nhận chuyển khoản. Các phương thức chiếm đoạt này không mới, nhưng các hội nhóm bán hàng online hàng tuần đều xuất hiện bài viết phản ánh tình trạng tương tự.

Trong bài viết này, Paykit phân tích 3 thủ đoạn phổ biến của lừa đảo chuyển khoản và gợi ý cách phòng tránh cho các chủ cửa hàng đang kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, đây chỉ là một số hình thức phổ biến và kẻ gian luôn tìm cách thay đổi thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn để qua mặt chủ cửa hàng, đặc biệt là những người kinh doanh tự thân phải cùng lúc xử lý nhiều việc. 

Tạo biên lai chuyển tiền giả

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là mua hàng số lượng lớn, sau đó đề nghị chuyển khoản theo hình thức chuyển khoản. Kẻ gian sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp để tạo biên lai giả. Gửi hình ảnh xong, kẻ gian thường thúc giục chủ cửa hàng giao sớm và khi nhận được hàng thì cắt đứt liên lạc. 

Hiện nay, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm Google gõ “web tạo fake bill (hóa đơn giả) chuyển tiền” sẽ cho hàng loạt kết quả các dịch vụ cung cấp các biên lai thanh toán giả giống hệt các app ngân hàng nhằm tiếp tay cho hành vi lừa đảo trên. 

Chuyển tiền nhầm 

Kẻ gian giả vờ đặt đơn hàng và cố ý chuyển khoản hơn mức này vào tài khoản ngân hàng của chủ cửa hàng. Sau đó, họ mạo danh ngân hàng liên hệ đến chủ cửa hàng để thông báo về việc có người chuyển tiền nhầm vào tài khoản và yêu cầu truy cập vào đường link giả nhầm lấy thông tin như tên truy cập tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt số tiền trong tài khoản. 

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo nói rằng mình đang ở nước ngoài và yêu cầu chủ cửa hàng trả lại số tiền qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế bằng đường link mà họ cung cấp. Từ đây, họ cũng đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân và chiếm đoạt tiền. 

Thông báo trúng thưởng

Một hình thức gian lận khách là kẻ gian thông báo chủ cửa hàng nhận các phần thưởng từ nền tảng bán hàng, nền tảng mạng xã hội. Kẻ gian sẽ gửi link thông báo trúng thưởng đến email và yêu cầu chủ cửa hàng truy cập để cung cấp thông tin nhận thưởng. Thông tin của chủ cửa hàng sẽ bị đánh cắp khi mở những đường dẫn này, dẫn đến nguy cơ bị chiếm đoạt tiền. 

Trường hợp khác là đối tượng mạo danh nhân viên của nền tảng bán hàng để yêu cầu chủ cửa hàng thanh toán lệ phí, phí vận chuyển hoặc thuế để nhận giải thưởng (cúp, bằng vinh danh) nhằm chiếm đoạt tiền. 

Phòng tránh thế nào?

Để hạn chế rủi ro, chủ cửa hàng nên kiểm tra kỹ tài khoản trước khi giao hàng, đặc biệt với các giao dịch mua hàng số lượng lớn. Chủ cửa hàng nên cân nhắc từ chối giao hàng khi chưa nhận được tiền trong tài khoản, kể cả khi khách cung cấp hình ảnh đã chuyển khoản thành công. 

Chủ cửa hàng đặc biệt lưu ý không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email cho bất kỳ ai, kể cả khi đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan Nhà nước. Chủ cửa hàng chỉ nên kiểm tra giao dịch trên ứng dụng ngân hàng đang sử dụng. Khi không thấy biến động số dư, chủ cửa hàng tuyệt đối không kích vào các đường link hay gọi điện theo những số điện thoại do các đối tượng lạ cung cấp. 

Paykit cung cấp Giải pháp thu tiền tiện lợi và an toàn cho nhà bán hàng trực tuyến, trong đó tính năng Link Thanh Toán (Payment Link) giúp nhà bán hàng chấp nhận đa dạng phương thức thanh toán và thu đúng số tiền. Hệ thống của Paykit tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về bảo mật trong thanh toán thẻ (tiêu chuẩn PCI-DSS). Do đó, nhà bán hàng lẫn khách hàng của họ không phải lo ngại vấn đề lừa đảo hay bảo mật thông tin giao dịch. 

Đăng ký trải nghiệm Paykit ngay hôm nay.

Tải ngay ứng dụng Paykit trên App Store hoặc Google Play, đăng ký tài khoản miễn phí và trải nghiệm cổng thanh toán, tối ưu hóa mọi giao dịch cho doanh nghiệp của bạn!

Đọc thêm

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.