Các câu hỏi phổ biến về thuế khi bán hàng online

Các câu hỏi phổ biến về thuế khi bán hàng online

Blue Flower
Blue Flower
Blue Flower

Kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và mang đến cơ hội tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho cá nhân lẫn hộ kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì trách nhiệm về thuế khi kinh doanh trực tuyến cũng là chủ đề khiến nhiều nhà bán hàng bận tâm. Dưới đây là 4 câu hỏi phổ biến nhà bán hàng nên biết để hoàn thành đúng và đủ nghĩa vụ thuế.

Khi nào nhà bán hàng online phải nộp thuế?

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nhà bán hàng online có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Ngoài ra, nhà bán hàng cũng được miễn lệ phí môn bài. Ngược lại, nếu doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên thị phải nộp lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT.

Căn cứ tính lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT như thế nào?

Lệ phí môn bài: Nhà bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm phải nộp lệ phí môn bài hàng năm từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng. Công ty, hộ gia đình hay cá nhân mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu.

Thuế TNCN: Tuỳ vào hoạt động kinh doanh, nhà bán hàng là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm có mức nộp thuế khác nhau. Đối với hoạt động phân phối và bán hàng hoá, mức nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,5% doanh thu. Người bán hàng có thể được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng mỗi tháng vào mức thu nhập chịu thuế nếu thuộc diện được hưởng ưu đãi.

Thuế GTGT: Đây là loại thuế gián thu được áp dụng cho hầu hết hàng hoá, dịch vụ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ chịu thuế này, nhưng nhà bán hàng sẽ trực tiếp nộp cho Nhà nước. Mức nộp đối với nhà bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm là 1% doanh thu.

Làm thế nào để xác định số thuế cần nộp?

Hiện có 3 phương pháp để xác định số thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân cần nộp nếu nhà bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm, gồm phương pháp kê khai, khoán và theo từng lần phát sinh. Trong số này, kê khai và khoán được phần đồng hộ kinh doanh lựa chọn.

Phương pháp kê khai giúp hộ và cá nhân kinh doanh xác định chính xác mức thuế phải nộp, nhờ đó tạo sự minh bạch và trung thực khi kê khai. Tuy nhiên, phương pháp này không dễ thực hiện đối với những hộ và cá nhân chưa có kinh nghiệm, kiến thức về kế toán thuế. Ngoài ra, hộ và cá nhân kinh doanh có thể chịu rủi ro phạt chậm nộp và các khoản phạt khác nếu thiếu sót chứng từ, sổ sách trong hồ sơ khai thuế. 

Phương pháp khoán có ưu điểm lớn nhất của việc nộp thuế theo phương pháp khoán là hồ sơ đơn giản, dễ thực hiện. Nhờ đó, hộ và cá nhân kinh doanh không cần nghiệp vụ kế toán cũng như mất nhiều thời gian để kê khai. Bù lại, mức thuế khoán mà cơ quan thuế yêu cầu hộ và cá nhân kinh doanh nộp có thể cao hơn so với thực tế doanh thu tính thuế.

Nhà bán hàng sử dụng Paykit phải chịu những loại thuế nào?

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ của Paykit, nhà bán hàng sẽ chỉ chịu thuế GTGT tính trên biểu phí dịch vụ mà Paykit thu đơn của nhà bán hàng. Hiện tại, Paykit tính thuế suất thuế GTGT của phí thu là 10% áp dụng cho ngành nghề dịch vụ trung gian tiền tệ mã 641903 của nghị định 44/2023-NĐ-CP

Kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và mang đến cơ hội tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho cá nhân lẫn hộ kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì trách nhiệm về thuế khi kinh doanh trực tuyến cũng là chủ đề khiến nhiều nhà bán hàng bận tâm. Dưới đây là 4 câu hỏi phổ biến nhà bán hàng nên biết để hoàn thành đúng và đủ nghĩa vụ thuế.

Khi nào nhà bán hàng online phải nộp thuế?

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nhà bán hàng online có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Ngoài ra, nhà bán hàng cũng được miễn lệ phí môn bài. Ngược lại, nếu doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên thị phải nộp lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT.

Căn cứ tính lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT như thế nào?

Lệ phí môn bài: Nhà bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm phải nộp lệ phí môn bài hàng năm từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng. Công ty, hộ gia đình hay cá nhân mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu.

Thuế TNCN: Tuỳ vào hoạt động kinh doanh, nhà bán hàng là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm có mức nộp thuế khác nhau. Đối với hoạt động phân phối và bán hàng hoá, mức nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,5% doanh thu. Người bán hàng có thể được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng mỗi tháng vào mức thu nhập chịu thuế nếu thuộc diện được hưởng ưu đãi.

Thuế GTGT: Đây là loại thuế gián thu được áp dụng cho hầu hết hàng hoá, dịch vụ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ chịu thuế này, nhưng nhà bán hàng sẽ trực tiếp nộp cho Nhà nước. Mức nộp đối với nhà bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm là 1% doanh thu.

Làm thế nào để xác định số thuế cần nộp?

Hiện có 3 phương pháp để xác định số thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân cần nộp nếu nhà bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm, gồm phương pháp kê khai, khoán và theo từng lần phát sinh. Trong số này, kê khai và khoán được phần đồng hộ kinh doanh lựa chọn.

Phương pháp kê khai giúp hộ và cá nhân kinh doanh xác định chính xác mức thuế phải nộp, nhờ đó tạo sự minh bạch và trung thực khi kê khai. Tuy nhiên, phương pháp này không dễ thực hiện đối với những hộ và cá nhân chưa có kinh nghiệm, kiến thức về kế toán thuế. Ngoài ra, hộ và cá nhân kinh doanh có thể chịu rủi ro phạt chậm nộp và các khoản phạt khác nếu thiếu sót chứng từ, sổ sách trong hồ sơ khai thuế. 

Phương pháp khoán có ưu điểm lớn nhất của việc nộp thuế theo phương pháp khoán là hồ sơ đơn giản, dễ thực hiện. Nhờ đó, hộ và cá nhân kinh doanh không cần nghiệp vụ kế toán cũng như mất nhiều thời gian để kê khai. Bù lại, mức thuế khoán mà cơ quan thuế yêu cầu hộ và cá nhân kinh doanh nộp có thể cao hơn so với thực tế doanh thu tính thuế.

Nhà bán hàng sử dụng Paykit phải chịu những loại thuế nào?

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ của Paykit, nhà bán hàng sẽ chỉ chịu thuế GTGT tính trên biểu phí dịch vụ mà Paykit thu đơn của nhà bán hàng. Hiện tại, Paykit tính thuế suất thuế GTGT của phí thu là 10% áp dụng cho ngành nghề dịch vụ trung gian tiền tệ mã 641903 của nghị định 44/2023-NĐ-CP

Kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và mang đến cơ hội tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho cá nhân lẫn hộ kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì trách nhiệm về thuế khi kinh doanh trực tuyến cũng là chủ đề khiến nhiều nhà bán hàng bận tâm. Dưới đây là 4 câu hỏi phổ biến nhà bán hàng nên biết để hoàn thành đúng và đủ nghĩa vụ thuế.

Khi nào nhà bán hàng online phải nộp thuế?

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nhà bán hàng online có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Ngoài ra, nhà bán hàng cũng được miễn lệ phí môn bài. Ngược lại, nếu doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên thị phải nộp lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT.

Căn cứ tính lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT như thế nào?

Lệ phí môn bài: Nhà bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm phải nộp lệ phí môn bài hàng năm từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng. Công ty, hộ gia đình hay cá nhân mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu.

Thuế TNCN: Tuỳ vào hoạt động kinh doanh, nhà bán hàng là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm có mức nộp thuế khác nhau. Đối với hoạt động phân phối và bán hàng hoá, mức nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,5% doanh thu. Người bán hàng có thể được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng mỗi tháng vào mức thu nhập chịu thuế nếu thuộc diện được hưởng ưu đãi.

Thuế GTGT: Đây là loại thuế gián thu được áp dụng cho hầu hết hàng hoá, dịch vụ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ chịu thuế này, nhưng nhà bán hàng sẽ trực tiếp nộp cho Nhà nước. Mức nộp đối với nhà bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm là 1% doanh thu.

Làm thế nào để xác định số thuế cần nộp?

Hiện có 3 phương pháp để xác định số thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân cần nộp nếu nhà bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm, gồm phương pháp kê khai, khoán và theo từng lần phát sinh. Trong số này, kê khai và khoán được phần đồng hộ kinh doanh lựa chọn.

Phương pháp kê khai giúp hộ và cá nhân kinh doanh xác định chính xác mức thuế phải nộp, nhờ đó tạo sự minh bạch và trung thực khi kê khai. Tuy nhiên, phương pháp này không dễ thực hiện đối với những hộ và cá nhân chưa có kinh nghiệm, kiến thức về kế toán thuế. Ngoài ra, hộ và cá nhân kinh doanh có thể chịu rủi ro phạt chậm nộp và các khoản phạt khác nếu thiếu sót chứng từ, sổ sách trong hồ sơ khai thuế. 

Phương pháp khoán có ưu điểm lớn nhất của việc nộp thuế theo phương pháp khoán là hồ sơ đơn giản, dễ thực hiện. Nhờ đó, hộ và cá nhân kinh doanh không cần nghiệp vụ kế toán cũng như mất nhiều thời gian để kê khai. Bù lại, mức thuế khoán mà cơ quan thuế yêu cầu hộ và cá nhân kinh doanh nộp có thể cao hơn so với thực tế doanh thu tính thuế.

Nhà bán hàng sử dụng Paykit phải chịu những loại thuế nào?

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ của Paykit, nhà bán hàng sẽ chỉ chịu thuế GTGT tính trên biểu phí dịch vụ mà Paykit thu đơn của nhà bán hàng. Hiện tại, Paykit tính thuế suất thuế GTGT của phí thu là 10% áp dụng cho ngành nghề dịch vụ trung gian tiền tệ mã 641903 của nghị định 44/2023-NĐ-CP

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.