Thương mại điện tử là gì?

3 tháng 12, 2024

Thương mại điện tử (e-commerce, viết tắt của Electronic Commerce) là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến. Thay vì giao dịch trực tiếp tại cửa hàng, khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán, thanh toán và trao đổi thông tin trên mạng Internet.

Hiện nay, thương mại điện tử bao gồm nhiều hình thức:

  1. B2B2C (Business to Business to Consumer): Đây là mô hình phổ biến nhất khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác, sau đó sản phẩm được doanh nghiệp này bán lại cho người dùng cuối. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… là những ví dụ cho mô hình này.

  2. B2B (Business to Business): Các doanh nghiệp mua bán sản phẩm và dịch vụ với nhau.

  3. C2C (Consumer to Consumer): Cá nhân bán hàng cho cá nhân qua các nền tảng như Facebook Marketplace, Chợ Tốt.

  4. C2B (Consumer to Business): Cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho doanh nghiệp, ví dụ như freelancer.

Lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng số hóa. Dưới đây là 6 lợi ích nổi bật mà thương mại điện tử mang lại:

  1. Tiếp cận thị trường rộng lớn: Với kinh doanh online, doanh nghiệp không còn bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Bạn có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trong nước và quốc tế mà không cần mở thêm cửa hàng vật lý.

  2. Tiết kiệm chi phí vận hành: Không cần thuê mặt bằng, giảm thiểu chi phí nhân sự và các chi phí cố định khác. Một website bán hàng hoặc trang mạng xã hội được quản lý tốt có thể thay thế cửa hàng truyền thống với mức đầu tư thấp hơn nhiều.

  3. Hoạt động 24/7: Cửa hàng online không bị giới hạn bởi giờ giấc như cửa hàng truyền thống. Khách hàng có thể truy cập vào cửa hàng bất kỳ lúc nào trong ngày, bất kể là sáng sớm hay khuya muộn. Với một cửa hàng trực tuyến, bạn có thể bán hàng ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Điều này mang lại cơ hội tăng doanh thu mà không cần phải có sự tham gia trực tiếp của người bán.

  4. Tăng tương tác với khách hàng: Thương mại điện tử giúp bạn dễ dàng giao tiếp với khách hàng qua các kênh như chat trực tuyến, email, hoặc mạng xã hội. Bạn cũng có thể nhận phản hồi và cải thiện sản phẩm nhanh chóng. Nhờ các công cụ phân tích dữ liệu, bạn có thể hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng. Điều này giúp bạn cá nhân hóa trải nghiệm, đưa ra các chương trình khuyến mãi và sản phẩm phù hợp hơn.

  5. Đa dạng phương thức thanh toán: Thương mại điện tử cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán tiện lợi như chuyển khoản, ví điện tử, hoặc thẻ tín dụng. Điều này mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng.

  6. Khả năng mở rộng dễ dàng: Kinh doanh online dễ dàng mở rộng nhờ không giới hạn không gian vật lý, tiết kiệm chi phí, và khả năng tiếp cận khách hàng toàn cầu. Các công cụ tự động hóa, phân tích dữ liệu và nền tảng bán hàng trực tuyến giúp quản lý hiệu quả, tối ưu hóa quy trình, đồng thời mở rộng sản phẩm và thị trường mà không cần tăng cường nhân sự hay cơ sở vật chất.

Tương lai của thương mại điện tử Việt Nam

Trong báo cáo e-Conomy SEA 2024 mới công bố của Google, Temasek, Bain & Company công bố đầu tháng 11/2024, quy mô thương mại điện tử Việt Nam ước tính đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước. Quy mô thị trường chỉ xếp sau Indonesia (65 tỷ USD) và Thái Lan (26 tỷ USD). Chiếm hơn 60% về quy mô của nền kinh tế số Việt Nam năm nay, thương mại điện tử là một trong hai động lực tăng trưởng chính cùng du lịch online. Các lĩnh vực còn lại gồm gọi xe - thực phẩm, truyền thông trực tuyến.

Báo cáo e-Conomy SEA 2024 ước tính quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 19% mỗi năm và đạt 63 tỷ USD vào 2030. Con số này sẽ vượt quy mô thị trường Thái Lan để vươn lên thứ hai khu vực.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Sự phát triển nhanh của thương mại điện tử gắn liền với sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực liên quan. Trong vài năm gần đây, dịch vụ thanh toán và hoàn tất đơn hàng tăng trưởng nhanh chóng với công nghệ hiện đại đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử nói chung và bán lẻ trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới hay xuất nhập khẩu trực tuyến (cross border e-commerce) cũng ngày càng phổ biến. Bên cạnh sự hiện diện của các sàn thương mại điện tử bán lẻ trong nước như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo, thị trường đang chứng kiến cuộc đổ bộ của các sàn xuyên biên giới như Temu, Shein.

Đây có thể xem là thời điểm vàng để bạn bắt đầu kinh doanh online và nắm bắt cơ hội.

Tóm ý

Thương mại điện tử không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội lớn cho tất cả những ai muốn kinh doanh online. Bằng cách hiểu rõ lợi ích và tận dụng các công cụ hiện đại, bạn có thể xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến thành công.

Chia sẻ bài viết

Tải ngay ứng dụng Paykit trên App Store hoặc Google Play, đăng ký tài khoản miễn phí và trải nghiệm cổng thanh toán, tối ưu hóa mọi giao dịch cho doanh nghiệp của bạn!

Đọc thêm

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giải pháp thu tiền online cho doanh nghiệp của bạn

© Paykit là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Vidiva (MST: 0314570723) được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 09/09/2020 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.