Các kiểu gian lận trong thanh toán online và cách phòng tránh
6 tháng 1, 2025
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các hình thức gian lận trong thanh toán trực tuyến (online payment fraud) ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Dự báo thiệt hại từ gian lận thương mại toàn cầu có thể chạm mốc 91 tỷ USD vào năm 2028. Đây là minh chứng rõ ràng cho mối đe doạ mà các doanh nghiệp đang và sẽ bán hàng trực tuyến phải đối mặt.
Đáng lo ngại hơn, trung bình các doanh nghiệp toàn cầu báo cáo rằng 3,3% đơn hàng được thực hiện trong 12 tháng có dấu hiệu gian lận. Tỷ lệ này cao hơn ở khu vực châu Á khi lên đến 3,6%.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có khả năng để kiểm soát tình hình. Nhận diện lỗ hổng trong hệ thống thanh toán và bảo mật trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp định hình những việc cần làm để bảo vệ mình trước các mối đe doạ từ gian lận thanh toán.
Tổng quan về các xu hướng gian lận thanh toán
Gian lận trong thanh toán trực tuyến đang là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce).
Theo Báo cáo Toàn cầu về Thanh toán và Gian lận 2024 được thực hiện bởi Merchant Risk Council, các doanh nghiệp ước tính mỗi năm mất khoảng 3% doanh thu do các hành vi gian lận. Dữ liệu từ hơn 1.000 doanh nghiệp chỉ ra rằng số lượng gian lận đang tăng lên và phương thức gian lận cũng ngày càng tinh vi hơn.
Các hình thức gian lận tăng mạnh nhất gồm: chiếm đoạt tài khoản cá nhân và lợi dụng chương trình khách hàng thân thiết. Một tỷ lệ lớn các trường hợp gian lận liên quan đến việc sử dụng trái phép thông tin thanh toán.
Đáng chú ý, ngày càng nhiều trường hợp người mua yêu cầu hoàn tiền sau khi giao dịch hợp lệ đã được thực hiện. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp cần công cụ phòng chống gian lận hiệu quả lẫn thiết lập quy trình kiểm tra chặt chẽ đối với các yêu cầu hoàn trả và khiếu nại từ khách hàng.
Xu hướng 1: Gian lận xảy ra thường xuyên hơn
Theo khảo sát, có tới 59% doanh nghiệp thương mại điện tử xác nhận rằng các vụ gian lận thanh toán trực tuyến đã tăng đáng kể trong năm 2022. Đặc biệt, 38% doanh nghiệp không chỉ đối mặt với tỷ lệ gian lận cao hơn mà còn phải xử lý các loại hình gian lận mới chưa từng thấy trước đây.
Sự bùng nổ của "Gian lận như một dịch vụ" (Fraud-as-a-Service - FaaS) cũng là một xu hướng nổi bật. Hình thức này cho phép các tổ chức tội phạm cung cấp các phần mềm và dịch vụ gian lận chuyên nghiệp, biến hành vi bất chính thành "dịch vụ có sẵn". Thậm chí, 56% doanh nghiệp cho biết họ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của hình thức này.
Dù vậy, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra cơ hội mới cho kẻ gian, nhưng cũng mang đến giải pháp phòng chống gian lận hiệu quả cho doanh nghiệp. Các thuật toán máy học (machine learning algorithms) trong hệ thống giúp nhận diện và thích nghi nhanh chóng với các hình thức gian lận mới. Với tốc độ xử lý hiện đại, những công cụ này phần nào bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối nguy tiềm ẩn.
Thực tế, 85% các chuyên gia thanh toán hàng đầu nhận định rằng AI là giải pháp tốt nhất để phát hiện và ngăn chặn gian lận. Với AI, doanh nghiệp vừa bảo vệ được doanh thu, vừa duy trì được niềm tin từ khách hàng.
Xu hướng 2: Tổn thất từ gian lận thanh toán ngày càng đắt đỏ
Tổn thất trung bình của mỗi vụ gian lận đã tăng 13% từ năm 2021 đến 2022, lên 114 USD mỗi vụ. Doanh nghiệp quy mô vừa chịu thiệt hại nặng nhất, mất đến 4,1% doanh thu hàng năm so với 2,3% của các doanh nghiệp lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các giải pháp quản lý rủi ro toàn diện, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng 3: Số lượng các loại gian lận đang gia tăng
Ngoài việc xảy ra thường xuyên hơn, các loại gian lận cũng ngày càng đa dạng. Trung bình, một doanh nghiệp đã gặp 4 kiểu gian lận khác nhau vào năm 2023, so với 3 kiểu vào năm 2022.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức và đào tạo nhân viên để đối phó với các loại gian lận mới, vốn đang đe dọa đến doanh thu của họ và niềm tin của khách hàng. Hơn một phần ba (38%) doanh nghiệp cho rằng thách thức lớn nhất trong việc quản lý gian lận thương mại điện tử năm 2024 là nhận diện và xử lý các hình thức gian lận mới.
Các nhà bán hàng thường cho rằng 2 loại gian lận trực tuyến đáng lo ngại nhất là:
1. Gian lận kiểm tra thẻ
Gian lận kiểm tra thẻ xảy ra khi kẻ gian sử dụng thông tin thẻ thanh toán bị đánh cắp để thực hiện các giao dịch nhỏ. Mục đích là kiểm tra xem thẻ còn hoạt động hay không. Những giao dịch này, dù được chấp nhận hay bị từ chối, đều có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp: từ thất thoát doanh thu, suy giảm uy tín đến ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chấp nhận giao dịch.
Theo Checkout.com - một đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán toàn cầu, không ít doanh nghiệp đã găp trường hợp một bot thực hiện tới một triệu giao dịch bằng thẻ tín dụng bị đánh cắp, nên ban đầu họ tưởng như kiếm được lợi nhuận lớn. Thực tế sau đó, các giao dịch này bị xác định là gian lận và doanh nghiệp đối mặt với tổn thất nặng nề.
Cách đối phó hiệu quả:
Theo dõi các giao dịch bất thường và vi mô (microtransactions): Gắn cờ cảnh báo khi giá trị đơn hàng thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình thông thường.
Áp dụng xác thực nâng cao: Sử dụng xác thực dựa trên rủi ro (risk-based authentication) để đánh giá các giao dịch có dấu hiệu khả nghi.
2. Gian lận bồi hoàn
Gian lận bồi hoàn xảy ra khi khách hàng cố ý lợi dụng quyền khiếu nại của mình để khiếu nại với ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ, bất chấp sản phẩm và dịch vụ không có tổn thất hay hư hại. Nếu doanh nghiệp không thể chứng minh “vô tội” như hàng hoá đúng mô tả, thời gian giao hàng đúng hẹn… thì họ phải hoàn trả số tiền đã nhận cho khách, dẫn đến thất thoát doanh thu và tốn phí bồi hoàn.
Cách đối phó:
Cung cấp thông tin sản phẩm, chính sách giao vận, đổi trả và hoàn tiền minh bạch trên các kênh bán hàng của mình. Đồng thời, đảm bảo mô tả sản phẩm rõ ràng và đúng thực tế.
Lưu giữ tất cả các tài liệu, chứng từ liên quan đến giao dịch (hóa đơn, biên nhận, email trao đổi…) để có thể chứng minh khiếu nại từ khách hàng là không hợp lý.
Tích hợp các công cụ bảo mật như 3D Secure, xác minh OTP để giảm thiểu rủi ro từ giao dịch không hợp lệ.
Không ngừng cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, luôn lắng nghe và giải quyết thỏa đáng và chuyên nghiệp trước khi khách hàng khiếu nại qua ngân hàng.
Tham khảo chi tiết thông tin về bồi hoàn và biện pháp đối phó tại đây.
Gian lận thanh toán trực tuyến đang trở thành thách thức lớn với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển. Từ việc lấy cắp thông tin thẻ đến chiếm đoạt tài khoản, mỗi hình thức đều tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thất doanh thu và uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, thách thức này cũng gợi mở về việc đầu tư vào các giải pháp bảo mật thông minh, từ đó củng cố lòng tin khách hàng.
Cổng thanh toán Paykit, không chỉ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình thanh toán mà còn tích hợp các công nghệ bảo mật tiên tiến để giảm thiểu rủi ro gian lận. Nhờ vào sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, Paykit tạo nên lá chắn vững chắc cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.
Chia sẻ bài viết
Tải ngay ứng dụng Paykit trên App Store hoặc Google Play, đăng ký tài khoản miễn phí và trải nghiệm cổng thanh toán, tối ưu hóa mọi giao dịch cho doanh nghiệp của bạn!